Hiện nay trên thị trường các dòng máy ép cao tần đang được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy ép cao tần an toàn và đạt hiệu quả cao. Qua bài viết này, hãy cùng SMHF tìm hiểu về các lưu ý khi sử dụng dòng máy này nhé!
Máy ép cao tần là gì?
Máy ép cao tần là dòng máy sử dụng hình thức ép ván bằng xylanh kết hợp công nghệ sóng cao tần nhằm làm nóng chảy keo nhanh hơn giúp các tấm ván được ghép lại với nhau một cách chắc chắn. Chính vì thế mà dòng máy ép gỗ cao tần này đóng vai trò rất quan trọng trong các dây chuyền sản xuất ván ghép bởi các đặc tính mà nó mang lại.
Cách sử dụng máy ép cao tần an toàn hiệu quả
Kiểm tra & chuẩn bị máy
Bất kể các dòng máy nào trước khi hoạt động chúng ta cũng đều nên kiểm tra để chắc chắn rằng khi vận hành máy sẽ không xảy ra sai sót. Các bước chuẩn bị máy ép gỗ cao tần gồm:
- Kiểm tra hệ thống điện: Nguồn điện, CB, công tắc, hệ thống dừng khẩn cấp,…đảm bảo các bộ phận đều hoạt động bình thường.
- Kiểm tra hệ thống ép: Xylanh ép, các đường dây dẫn dầu, hệ thống bơm thủy lực,…chắc chắn rằng các chi tiết của hệ thống ép không rò rỉ, xì dầu.
- Kiểm tra bàn làm việc: Đảm bảo rằng không có các vật thể lạ trên bàn làm việc.
- Kiểm tra hệ thống phát sóng cao tần: Kiểm tra hệ thống đèn cao tần, các động cơ quạt làm mát,…nhằm chắc chắn hệ thống này hoạt động ổn định.
- Kiểm tra & điều chỉnh các thông số: Kiểm tra lại & chỉnh sửa các thông số sao cho phù hợp với yêu cầu gia công.
Vận hành máy
Sau khi đã hoàn tất công tác kiểm tra & chuẩn bị máy, chúng ta tiến hành vận hành máy:
- Mở CB nguồn và bật máy
- Cho nguyên liệu sau khi đã lăn keo vào bàn đưa phôi.
- Nhấn nút bắt đầu(thường là HF ON) bằng cả 2 tay để bắt đầu quá trình ép, ghép các tấm gỗ.
- Chờ trong một khoảng thời gian để quá trình ghép gỗ hoàn tất.
- Tiến hành lấy sản phẩm đã gia công ra khỏi máy, chú ý không lấy trực tiếp bằng tay để tránh bỏng tay.
- Hoàn tất vận hành.
Tắt máy
Khi không sử dụng máy nên chú ý tắt máy nhằm đảm bảo an toàn cũng như giúp tiết kiệm điện năng. Tuyệt đối không bật nguồn máy khi không có người vận hành.
Những lưu ý an toàn khi sử dụng máy ép cao tần
Để bảo đảm an toàn trong khi vận hành máy ghép ngang cao tần, bạn nên tuân thủ các tiêu chí sau đây:
- Không để, cột hay treo các vật thể lạ lên trên các bề mặt của máy.
- Không nên tụ tập nói chuyện, đùa giỡn trong lúc vận hành máy.
- Nên chú ý kiểm tra trước khi bắt đầu quá trình ép.
- Không tự ý tháo dỡ, sửa đổi các bộ phận của máy.
- Giữ khoảng cách an toàn khi máy đang vận hành.
- Nên sử dụng các trang bị bảo hộ an toàn lao động.
- Khi vệ sinh máy phải chú ý tắt máy và chờ máy nguội hoàn toàn.
- Không cố gắng vận hành máy khi phát hiện máy có lỗi dù chỉ là lỗi nhỏ.
- Khi xảy ra sự cố, phải tắt máy ngay lập tức và báo ngay cho bộ phận bảo trì. Chỉ được hoạt động tiếp khi sự cố đã được khắc phục.
- Chỉ có kỹ thuật viên mới được phép bảo trì bảo dưỡng máy.
- Không mang các loại trang sức kim loại như nhẫn, dây chuyền, đồng hồ,… khi làm việc với máy.
- Phải thực hiện nối đất cho máy ép cao tần.
Các sự cố thường xảy ra khi sử dụng máy ghép cao tần & cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng máy ghép gỗ cao tần sẽ không thể tránh khỏi các sự cố ngoài ý muốn, nhưng đừng lo lắng chúng tôi sẽ hướng dẫn cách khắc phục các sự cố thường gặp ngay bên dưới:
- Máy không có nguồn: Kiểm tra lại cầu chì điện của máy.
- Bộ nguồn thủy lực không hoạt động: Kiểm tra cầu chì điện và rơle nhiệt của bộ nguồn thủy lực.
- Nguồn phát cao áp không đủ: Kiểm tra lại nguồn phát cao áp và khởi động lại.
- Bàn không nâng lên được do điều khiển: Kiểm tra lại nguồn điện và công tắc thời gian.
- Nguồn điện điều khiển không chấp nhận hoạt động: Công tắc hành trình không hoạt động, khởi động lại máy.
- Nguồn thủy lực ra không có: Van bơm nguồn thủy lực vào có sự cố, kiểm tra van bơm.
- Nguồn thủy lực về không có: Van bơm nguồn thủy lực ra có sự cố, kiểm tra van bơm.
- Công tắc thời gian gia nhiệt không hoạt động: Thử khởi động lại máy, nếu vẫn không được thì có thể đã xảy ra trục trặc.
- Cao áp không có: Kiểm tra lại đường dẫn cao áp.
- Báo quá tải khi hoạt động: Điều chỉnh lại tụ C5 (Tay quay ở dưới bảng điều khiển) cho phù hợp, kiểm tra lại đường truyền cao áp.
Cách bảo trì bảo dưỡng máy ép cao tần đạt hiệu quả
Để các dòng máy ép, ghép cao tần hoạt động ổn định và đạt tuổi thọ cao thì việc bảo dưỡng máy định kỳ là một điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi người bảo trì máy phải có một sự hiểu biết nhất định, nếu như bạn không có kiến thức về các dòng máy này vui lòng không thực hiện bảo dưỡng, sơ lược quy trình bảo dưỡng như sau:
- Kiểm tra hệ thống điện, công tắc hành trình, rơ le bên trong hộp điện.
- Kiểm tra hệ thống bơm nhớt thủy lực.
- Kiểm tra và siết lại ốc ở bộ phận cao áp.
- Vệ sinh bụi bên trong máy.
- Kiểm tra hệ thống điện bên trong máy, đảm bảo không có thiết bị nào hỏng hoặc lỏng ốc.
- Kiểm tra piston ép, ben thủy lực.
- Và một số quá trình bảo dưỡng khác.
Lưu ý sau khi thực hiện xong quá trình bảo trì máy phải thu dọn hết các dụng cụ, vật tư trong công tác bảo trì, bảo dưỡng máy.
Giá bán & địa chỉ cung cấp các dòng máy ghép cao tần uy tín tại Việt Nam
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu hoặc mua các dòng máy ghép gỗ cao tần, hay tìm kiếm các giải pháp hiệu quả và tối tân để phục vụ cho yêu cầu sản xuất thì SMHF chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
Chúng tôi có hơn 21 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy chế biến gỗ. Với đội ngũ kỹ sư có thâm niên kinh nghiệm, chúng tôi không ngừng tìm kiếm và học hỏi để trau dồi các công nghệ tiên tiến nhất và mang đến cho các khách hàng một giải pháp tối ưu nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây:
- Hotline: 0903 600 113
- Email: info@quocduy.com.vn
- Website: www.quocduy.com.vn – www.semac.com.vn
Qua bài viết trên, SMHF hy vọng rằng bạn sẽ nắm bắt được những kiến thức về các dòng máy ép cao tần và các lưu ý quan trọng khi sử dụng chúng. Từ đó có thể nâng cao an toàn lao động cũng như độ bền cho các dòng máy này.
Xem thêm: Nên mua máy ghép cao tần loại nào?